HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tel: 028.38247717 ; 028-38247715

Call

VIDEO

NHÀ SẢN XUẤT

  • 1.png
  • 2.png
  • 3.png
  • 4.png
  • 5.png

SẢN PHẨM

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • 1.jpg
  • 2.jpg
  • 3.JPG
  • 4.JPG
  • 5.jpg
  • 6.jpg
  • 7.jpg

THỐNG KÊ TRUY CẬP

2563371
Hôm nay:
Tất cả:
2834
2563371

lỗi
  • JUser: :_load: Unable to load user with ID: 139
Thứ hai, 01 Tháng 12 2014

Quy trình bón phân cho cây lúa

Viết bởi : 
Chuyên mục : Quy trình sử dụng
Lượt xem : 7291

1. Giai đoạn tăng trưởng (từ khi lúa mới sạ đến khi chuẩn bị tượng đòng). Đây là giai đoạn quan trọng cần đảm bảo mật độ, liều lượng, tỷ lệ và chất lượng các loại phân bón.
Lúc này cây lúa cần được bón phân với tỷ lệ phân chứa N cao hơn, nhằm giúp cây tăng sinh trưởng và đẻ nhánh tập trung (giai đoạn này quyết định số bông trên 1 đơn vị diện tích).

 

 

Ưu tiên bón phân urê hoặc SA. Nếu là phân NPK thì chú ý tỷ lệ 3:2:1 hoặc 3:1:1 (tính chung cho cả phân bón lá và phân bón gốc). Các đợt bón như sau:


Bón lót (khi bừa đất lần cuối hoặc trước sạ 1 ngày): Nhằm phục hồi sức khỏe đất và cân bằng lại các chất dinh dưỡng bị mất đi từ vụ canh tác trước đó. Ngoài ra, bón lót còn nhằm kích thích bộ rễ phát triển sớm giúp cây lúa cứng cáp và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tích lũy đủ dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo.


Bón thúc 1 (sau sạ 7 – 10 ngày): Bón thúc lần này giúp cây lúa tăng trưởng nhanh hơn (tăng chiều cao và sinh khối của bộ rễ).


Bón thúc 2 (sau sạ 18 – 22 ngày): Bón thúc lần 2 để giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và hạn chế nhánh vô hiệu, tăng số nhánh hữu hiệu (đạt tiêu chuẩn số bông tối thích trên một đơn vị diện tích đất).


2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Từ lúa tượng đòng đến khi thu hoạch, bón phân theo 2 thời kỳ sau:


Đợt 1 (bón thúc đòng và nuôi đòng): Khi lúa được 40-45 ngày tuổi.
Lúc này cây lúa có nhu cầu về phân lân (P) cao để hình thành đòng và quyết định số hạt trên bông lúa (số hạt tối ưu trên một bông lúa là một trong các yếu tố cấu thành năng suất). Do đó, bón NPK thì tỷ lệ N:P:K = 1:2:1 hoặc 1:2:1,5 (tính chung cho cả phân bón lá và gốc).


Đợt 2 (bón nuôi hạt): Tính từ sau thụ phấn đến khi hạt lúa chín sáp.
Đây là lúc cây lúa cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và trung vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ hạt lép lửng, tăng nhanh việc phát triển trọng lượng hạt, tạo điều kiện cho việc tăng số hạt chắc (chỉ tiêu này cũng là một trong 3 yếu tố cấu thành năng suất lúa).


Giai đoạn này rất cần chất dinh dưỡng kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt; chất đạm (N), calci (ca) và vi lượng (TE) để giúp cho lá đòng và 2 lá kế lá đòng xanh lâu hơn (tăng hiệu suất quang hợp), tăng độ bóng, độ mẩy chắc của hạt, làm tăng giá trị thương phẩm, hạn chế sự tấn công của mầm bệnh (như bệnh lép hạt,...) và thúc đẩy nhanh quá trình chín đồng loạt, tăng chất lượng và số lượng hạt chắc. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân NPK với tỷ lệ N:P:K = 3:1:3 hoặc 2:0:2 (N – 0 – K).

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BOLY VIỆT NAM - 6 Phùng Khắc Khoan, P.Đa Kao, Q.1, Tp.HCM - ĐT: 028.38247717 - Email: bolycorp@chiang.vn

Joomla Templates - by Joomlage.com